Thông báo

Lịch trực

Lịch khám

Lịch tiêm chủng

 Tư Vấn

Banner Support Mobile

Banner Support Fax

 Liên kết web
 Thống kê truy cập
Đang Online:
Tổng lượt truy cập:

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TRONG MÙA ĐÔNG

24.01.2018 00:00

Mùa Đông môi trường, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường kèm gió rét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và lây lan như bệnh đường hô hấp cảm, cúm, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Đặc biệt, trong các dịp lễ, Tết nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người là cơ hội cho d

Cần cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch

          Bệnh cảm lạnh: Cảm lạnh thông thường có xu hướng rõ ràng trong 3-4 ngày. Nó bắt đầu bằng triệu chứng ngứa họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi và sau đó ho. Ho và chảy nước mũi có thể kéo dài, hầu hết triệu chứng còn lại sẽ biến mất sau 4 ngày. Tuy nhiên, chỉ cần giữ ấm, nghỉ ngơi sau vài ngày là cơ thể sẽ khỏe lại.

          Bệnh cảm cúm: Đây là dịch bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc vào những ngày đông lạnh giá. Bệnh này thường lây lan qua tuyến nước bọt, nước mũi/đờm của người bị bệnh. Bệnh cảm cúm nặng thường có triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ...

          Bệnh viêm đường hô hấp: Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu lạnh đột ngột là thời điểm thích hợp cho các loại vi-rút phát triển và gây bệnh. Bệnh viêm đường ho hấp xâm nhập vào cơ thể khi tay tiếp xúc với các đồ dùng nhiễm vi khuẩn, tuyến nước bọt. Viêm đường hô hấp thường có biểu hiện như sốt cao, đau họng khi nuốt, nghẹt mũi, đau đầu, lạnh toàn thân, tiêu chảy nhẹ… Bệnh thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi, những đối tượng có sức đề kháng kém.

          Bệnh tiêu chảy cấp: Đây là một dịch bệnh khá là nguy hiểm trong mùa đông, thường xảy ra ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi trùng tả, thương hàn hay các loại virus đường ruột như rotavirus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng là chủ yếu,  tốc độ truyền nhiễm nhanh, dễ tạo thành dịch bệnh nguy hiểm.

          Người bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: Nôn mửa, sau đó là đi ngoài nhiều lần, mất nước nhiều, có thể dễn đến trụy mạch thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Bạn nên rửa tay trước khi ăn, tránh tập trung ăn uống nơi đông người, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi,.. để phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này.

          Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do vi-rút sởi gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm căn bệnh này nhất. Bệnh có tỷ lệ tỷ vọng cao ở trẻ em nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh này thường là sốt cao, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc…

          Để chủ động phòng bệnh trong mùa đông, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần:

          - Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

          - Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…    

          - Hạn chế đến những chỗ đông người.

          - Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

          - Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

          - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

          Đặc biệt, cần tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch cho trẻ (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…). Ngoài ra, khi cơ thể có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguồn tin:        Hồng Mai (Tổng hợp)